Phình đại tràng là bệnh lý dễ xảy ra do biến chứng từ bệnh viêm đại tràng hoặc do các tác nhân khác. Phần lớn đối tượng mắc phải thường ở trẻ nhỏ nên rất nguy hiểm. Để điều trị phình đại tràng cần phát hiện bệnh sớm qua các dấu hiệu bất thường từ cơ thể.

Phình đại tràng là gì?

Phình đại tràng là hiện tượng dãn bất thường của hội chứng ruột kích thích mà không phải do tắc nghẽn di tật. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ kèm theo dấu hiệu nhận biết chủ yếu là táo bón kéo dài, đau bụng từng cơn. Thậm chí có thể sờ thấy khối cứng trên bụng người bệnh. Ngoài ra, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân ra nhiều khi kích thích hậu môn. Khi có biến chứng viêm loét đại tràng, người bệnh sẽ sốt cao, đi ngoài ra máu, nhịp tim đập nhanh.

Điều trị phình đại tràng và những điều cần biết

Khi đại tràng bị phình giãn sẽ làm giảm năng suất, phân di chuyển chậm, ruột hấp thu nước khiến phân ngày càng đặc và cứng. Khối phân khô sẽ gây hiện tượng tắc nghẽn đường ruột. Từ đó gây ra triệu chứng: táo bón, khó tiêu, đôi khi đi ngoài phân nhầy, kèm máu.

Với trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, khi thấy các bé có dấu hiệu lạ, các bậc phụ huynh cần chú ý đưa bé tới bệnh viện kiểm tra ngay.

Nguyên nhân gây phình đại tràng

Nguyên nhân gây phình đại tràng có thể do 2 yếu tố chính:

Phình đại tràng do bẩm sinh

Phình đại tràng bẩm sinh là trường hợp các bé khi sinh ra đã không có các hạch thần kinh để điều khiển thành ruột co bóp. Vì vậy, càng ngày đại tràng càng bị giãn to ra và dần trở thành căn bệnh tự phát mãn tính.

Phình đại tràng do mắc bệnh

Người bệnh bị phình đại tràng có thể do các nguyên nhân sau:

– Do sử dụng thuốc và ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc: Các dạng thuốc như Codein, Morphin, Risperidone (thuốc điều trị bệnh tâm thần) đều có thể gây phình giãn đại tràng.

– Do biến chứng từ bệnh đại tràng: Người bệnh bị viêm loét đại tràng, viêm đại tràng giả mạc hoặc phình to đại tràng lo do hậu quả của bệnh viêm đại tràng mãn tính.

– Nhiễm bệnh Chargas: Đây là bệnh do nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, gặp nhiều ở Trung và Nam Mỹ.

– Nguyên nhân khác: Người bệnh tổn thương thần kinh nặng (teo não, chấn thương tủy sống), phù niêm do suy giáp, xơ cứng da, thoái hóa tinh bột và táo bón mãn tính.

Điều trị phình đại tràng như thế nào?

Khi điều trị phình đại tràng, các bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ có dấu hiệu táo bón, đau bụng. Khi đó cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra kỹ lưỡng và sớm phát hiện ra bệnh phình đại tràng. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm, chụp X-quang để phát hiện triệu chứng bất thường hay không.

Khi điều trị các triệu chứng của phình đại tràng có thể sử dụng các loại kích thích tiêu hóa như thuốc xổ để làm phân mềm đi, dễ đi ngoài hơn.

Điều trị phình đại tràng và những điều cần biết

Tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật cắt bỏ và nối lại với phình đại tràng bẩm sinh.

Cách ngăn ngừa bệnh phình đại tràng

Các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện  một số triệu chứng của phình đại tràng như táo bón, khó tiêu,.. Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất, bạn nên kết hợp theo các phương pháp điều trị từ bác sĩ.

– Uống nhiều nước: Cung cấp đủ 1,5-2 lít nước/ngày, giúp cho hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. Các triệu chứng táo bón, khô cứng phân sẽ ít xảy ra hơn nhờ được cấp đủ nước.

– Ăn nhiều các loại trái cây: Các chất dinh dưỡng, vitamin trong rau củ quả khiến việc đại tiện dễ dàng hơn. Các loại trái cây nên ăn như: chuối, táo, nho, bơ, lê,…

– Ăn nhiều rau xanh chứa chất xơ và các thực phẩm hỗ trợ đường tiêu hóa như sữa chua, đậu nành,…

– Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

– Thường xuyên luyện tập thể dục, vận động giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

– Chú ý khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể.

Trên đây là một số thông tin y khoa giúp điều trị phình đại tràng. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh để bệnh biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.