Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến diễn tiến và triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh nên quan tâm đến thực phẩm cần tránh. Vậy bệnh dạ dày nên kiêng gì?
Bệnh dạ dày nên kiêng gì?
Thực phẩm cay nóng
Đau dạ dày nên kiêng gì? Đáp án đầu tiên là thực phẩm cay nóng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng làm lượng acid dạ dày tăng lên, khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, triệu chứng đau dạ dày tăng nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày cần kiêng: Kim chi, Mì cay, Mù tạt, Ớt, Hạt tiêu…
Thực phẩm giàu chất béo
- Thực phẩm nhiều chất béo không tốt cho bệnh nhân dạ dày
Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, những loại thực phẩm này gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón.
Không chỉ vậy thực phẩm chứa chất béo còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, thấp khớp, thậm chí ung thư. Bên cạnh đó còn làm cho hệ tiêu hóa vận động quá mức. Nên khi bị đau dạ dày bạn chú ý hạn chế: Thịt mỡ, Khoai tây/khoai lang chiên, mỡ động vật, Phô mai….Nếu thắc mắc bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng gì thì thực phẩm chứa nhiều chất béo là nhóm bạn cần liệt kê vào danh sách chế độ ăn cho người bệnh dạ dày nhé.
Thực phẩm lên men và thực phẩm có vị chua
Thực phẩm lên men, có vị chua cũng là thực phẩm người bệnh dạ dày nên kiêng, bởi chúng làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Vì vậy, khi bị đau dạ dày kèm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các loại như: Dưa muối, Cà muối, Kim chi, Chanh, Khế, Me…
Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, nước ngọt, socola,… giúp thỏa mãn cảm giác và mang lại tinh thần vô cùng thoải mái. Tuy nhiên, những loại này lại không làm dạ dày dễ chịu, ngược lại, chúng còn khiến tình trạng bệnh dạ dày của bạn thêm trầm trọng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu không dùng đường đúng cách và đủ lượng có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn: đau dạ dày dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều. Để tình trạng bệnh không diễn tiến theo chiều hướng xấu, người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao như: Sữa đặc, Socola, Kẹo, trái cây đóng hộp.
Các loại đậu
Trong các loại đậu có một loại đường tên Fodmaps. Loại đường này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khỏe mạnh. Nhưng với người bị bệnh đau dạ dày, Fodmaps lại gây ra tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu thậm chí là tiêu chảy.
Các loại đậu như đậu tương, đậu Hà Lan,… còn chứa hoạt chất Carbohydrate phức hợp, làm acid dạ dày dư thừa dẫn đến đầy hơi, khó chịu. Để không gây ảnh hưởng đến dạ dày cũng như hệ tiêu hóa, người bệnh cần hạn chế ăn các loại đậu như: Đậu tương, Đậu Hà Lan, Đậu xanh, Đậu đỏ, Đậu lăng….
Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… để tránh những tổn thương nặng nề cho dạ dày.

Verniabest Beauty bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp hạn chế lão hóa. Hỗ trợ làm sáng da và làm mờ các vết nám, sạm da, các vết thâm trên da.
Đặt tư vấnMua hàng
Viên uống Bách Hoạt Trần Qúy giúp hỗ trợ mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Hỗ trợ giảm đau nhức các khớp, xương chân tay, lưng gối do phong.
Đặt tư vấnMua hàng
Viên uống Đại Tràng Trần Quý hỗ trợ giúp bổ tỳ, ích khí, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng.
Đặt tư vấnMua hàng
An Đường Vương Trần Qúy hỗ trợ giảm đường huyết, giảm các biến chứng do đái tháo đường.
Đặt tư vấnMua hàngMột số lưu ý trong việc ăn uống dành cho người bệnh đau dạ dày
Để dạ dày nhanh chóng bình phục ngoài việc nên ăn gì và không nên ăn gì thì người bị bệnh đau dạ dày cũng cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống đó là:
Nên thái nhỏ đồ ăn, nấu chín kỹ, nhai kỹ khi ăn để tránh tạo áp lực mạnh lên dạ dày. Thay vì ăn các món ăn chiên xào thì nên nấu các món hấp, luộc, om sẽ giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.
- Thực phẩm hấp luộc sẽ tốt hơn cho người bệnh dạ dày
Không nên ăn quá no sẽ khiến gây phồng dạ dày, axit tiết ra nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để axit trong dạ dày được trung hoà.
Nên áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng mà bác sỹ đã đề ra, ngoài ra nên tham khảo việc áp dụng trị liệu dạ dày thông thường với chữa đau dạ dày một cách tự nhiên.
Tuyệt đối không chạy nhảy, làm việc nặng ngay sau khi ăn.
Không để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng hơn.
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều tinh bột, protein, chất xơ từ rau củ, hoa quả.
Tuy nhiên, điều chỉnh chế độ ăn uống không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ người bệnh có thể điều trị được đau dạ dày hiệu quả hơn. Do đó, bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần chú ý nên tìm đến các phương thuốc giúp điều trị tận gốc, ngăn chặn nguy cơ tái phát trong tương lai.
Trên đây là một số cẩm nang hữu ích về chế độ ăn uống phù hợp dành cho người bị viêm loét dạ dày. Hy vọng giải đáp thắc mắc bệnh dạ dày nên kiêng gì và có thêm thông tin hữu ích trong quá trình điều trị bệnh.